Handout

Created
    English
  1. Literature
  2. Phương anh Nguyễn
Best for asynchronous learning and homeworkAssign in student-paced mode
Best for live in-class or video conferencing lessonsStart teacher-led lesson
Preview as student
Worksheet Image

PHIẾU HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT: GÌN GIỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT - PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC - THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ A. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT - Yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn cần được đặt ra. I. Biểu hiện của sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 1. Trước hết cần nhớ là tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung và chúng ta phải tuân thủ theo những chuẩn mực và quy tắc đó. → Sử dụng đúng chuẩn mực, quy tắc đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt. - Hệ thống chuẩn mực, quy tắc trước hết là cơ sở cho việc thể hiện rõ ràng rành mạch của người nói và người viết. Ngoài ra nó cũng là cơ sở cho việc lĩnh hội đầy đủ, chính xác của người nghe và người đọc. - Chuẩn mực tiếng Việt không phủ nhận những chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, nhưng phải phù hợp với quy tắc chung. 2. Sự trong sáng không dung nạp tạp chất - Không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. - Sự vay mượn thường diễn ra, là cần thiết vì nó làm phong phú cho ngôn ngữ. 3. Tiếng Việt có tính văn hóa, lịch sự của lời nói - Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có. - Lời nói trong sáng, lịch sự thể hiện nét văn hóa của con người. II. Trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng tiếng Việt. 1. Đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt 2. Đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt - Tích lũy từ thực tế giao tiếp - Trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách báo, việc học tập ở nhà trường 3. Đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp (nói, viết)

Worksheet Image

B. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học 1. Văn bản khoa học Các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại: a. Các văn bản chuyên sâu - Mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu,......................., logic trong lập luận, chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải. - Mục đích: Giao tiếp giữa những người nghiên cứu khoa học. b. Các văn bản khoa học, giáo khoa - Yêu cầu về khoa học và ………..., trình bày khoa học, phù hợp với trình độ học sinh từng cấp lớp, có định lượng kiến thức từng bài. c. Các văn bản khoa học phổ biến (khoa học đại chúng) - Mục đích: nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, không phân biệt trình độ - Cách viết: viết dễ hiểu, hấp dẫn, dùng lối so sánh, miêu tả 2. Ngôn ngữ khoa học - Khái niệm: Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong………………... - Tồn tại dưới 2 dạng: + Dạng viết: sử dụng từ ngữ khoa học, các kí hiệu,..................., bảng biểu… + Dạng nói: yêu cầu ở mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ và phải dựa trên………………….. II. Đặc trưng ngôn ngữ khoa học 1. Tính khái quát, trừu tượng - Biểu hiện: nội dung khoa học,......................., kết cấu của văn bản qua các phần, chương, mục, đoạn. - Phục vụ cho hệ thống các luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp, từ khái quát đến cụ thể. 2. Tính lí trí, logic - Tính logic thể hiện trong câu văn, cấu tạo đoạn văn và văn bản: + Từ ngữ: Phần lớn là những từ ngữ ………………..., nhưng chỉ được dùng với một nghĩa, không có nghĩa bóng, ít sử dụng phép tu từ. + Câu văn: Là một…………………., đơn vị phán đoán logic, yêu cầu chính xác, chặt chẽ, logic. + Văn bản: Các đoạn được liên kết chặt chẽ và mạch lạc, không dùng câu đặc biệt và các……………….... 3. Tính khách quan, phi cá thể - Ngôn ngữ trong văn bản khoa học rất…………………….. những biểu đạt có tính chất cá nhân.

Worksheet Image

- Từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc …………., ít biểu lộ sắc thái cảm xúc. - Tính khách quan, phi cá thể trong sử dụng ngôn ngữ trái với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ ……………….... --- HẾT --- Cảm ơn sự hợp tác của mọi ngườiiiii !!!